
Dạy con là gì?
- Dạy con là một trong những nhiễm vụ quang trọng và đầy thử thạch trong cuộc sống của mọi người, không chỉ là một nhiệm vụ mà còn là một hành trình đầy thú vị và thách thức. Làm cha mẹ là một trong những vai trò quan trọng nhất trong cuộc đời, và việc giáo dục trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình này.
- Việc này không chỉ đòi hỏi sự thử thách mà cần phải có tình yếu thương, sự kiên nhẫn và khả năng thích nghi khi dạy con.
Môi trường dạy con:
Môi trường dạy con: Là nơi đầu tiên và nơi quang trọng nhất để trẻ trải nghiệm. Là nền tảng cho sự phát triển của trẻ. Một môi trường có không gian ấm, an toàn giúp trẻ cảm thấy tự tin và tự do phát triển, khám phá và học hỏi.
- Tình yêu thương: Khi dành cho các bé một tình yêu thương vô điều kiện, hãy thể hiện sự yêu thương và quan tâm mội ngày sẽ giúp trẻ cảm thấy mình được yêu thương giúp trẻ phát triển tốt về cảm xúc.
- Sự ủng hộ: Đây là điều quan trọng khiến cho các con cảm thấy có được sự động viên và ủng hộ những nộ lực và thành tựu.
- Tinh thần: Không nên nói những lời nói không hay để các con nghe thấy. Bởi các lời nói ấy sẽ là một trong những nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương, cũng dễ ảnh hưởng đến vấn đề tâm lý của trẻ.
Giao tiếp:
Giao tiếp là chía khóa giữa mối quan hệ cha mẹ và con cái.
- Lắng nghe: Hãy lắng nghe những điều trẻ kể để trẻ biết được rằng những lời mình nói ra có người quan tâm và tôn trọng cái giá trị ý kiến.
- Cởi mở: Hãy luôn chia sẻ các cảm xúc và suy nghĩ đến với các con. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với cha mẹ.
- Nguyên tắc: Cởi mở luôn phải đi đôi với nguyên tắc hãy đưa ra các nguyên tắc hợp lí và giải thích các nguyên tắc giú cho trẻ hiểu và tuần thủ nguyên tắc. Ngoài ra, hãy áp dụng việc khen thưởng và ky luật hợp lí, nó sẽ khiến cho trẻ học được cách chịu trách nhiệm với các hành vi của mình.
Dạy con tự lập :
Tự lập là điều quan tọng khi dạy con sẽ giúp trẻ tự tin và trưởng thành trong cuộc sống.
- Quyết định: Hãy để cho trẻ tự quyết định trong những tình huống phù hợp với độ tuổi sẽ giúp cho trẻ tự quản lý công việc của mình.
- Khuyến khích: Bên cạnh đó các bậc phụ huynh hãy khuyến khích trẻ trong những điều nhỏ phù hợp với độ tuổi để trẻ có được sự tự tin.
- Hậu quả: Bên cạnh đó cha mẹ hãy cho các con hiểu và biết được hậu qủa của những hành vi của mình và sửa chữa lỗi lầm. Điều này, sẽ giúp cho trẻ phát triển được tính đạo đức cá nhân.
Sáng tạo và khám phá:
- Khám phá: Hãy để trẻ tự tìm hiểu và khám phá những điều mởi mẻ. Sẽ giúp cho trẻ phát triển được tư duy và khả năng giải quyết các vấn đề của trẻ.
- Tham gia hoạt động: Hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động giúp ích cho trẻ như vẽ tranh, nhảy múa,v.v… Sẽ giúp cho trẻ phát triển bản thân và thể hiện bản thân. Đặc biệt, là tham quan các bảo tàng sẽ giúp cho trẻ hiểu biết và đòi hỏi tính học hỏi hơn.
Kỹ năng xã hội:
Giúp cho trẻ hòa nhập với mọi người ngoài xã hội tránh bị ngợp khi tiếp xúc với xã hội. Dạy trẻ cách tiếp xúc với người khác, từ việc nhỏ nhất là chào hỏi đến việc lớn nhất là biết ơn.
Thời gian gia đình:
Là điều vô cùng quan trọng trong việc củng cố sự vững chắc của cha mẹ và con cái. Hãy dành các hoạt động ăn tối, tham gia các trò chơi sẽ tạo ra được nhiều kỉ niệm đáng nhớ và củng cố sự gắn bó trong gia đình.
Dạy con là một hành trình dài và đầy thử thách, nhưng cũng rất thú vị và đáng giá. Bằng cách tạo ra một môi trường tích cực, khuyến khích sự tự lập và giao tiếp hiệu quả, cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Những giá trị và bài học mà trẻ học được từ cha mẹ sẽ theo chúng suốt đời, vì vậy hãy đầu tư thời gian và tâm huyết vào quá trình này.